Latest News

5 cách tìm ý tưởng kinh doanh hoàn hảo

5 cach tim y tuong[Marketing4u - Ý tưởng] Một trong những điều trăn trở của các chủ doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đó là ý tưởng. Vậy một ý tưởng hoàn hảo là gì và làm thế nào để có được nó?

Mỗi doanh nghiệp đều có khái niệm riêng về ý tưởng kinh doanh hoàn hảo. Trong khi Google là ý tưởng tuyệt vời đối với người sáng lập của công ty đó nhưng nó lại không phải tuyệt vời với người khác, những người không quan tâm đến công nghệ. Do đó, mỗi ý tưởng kinh doanh hoàn hảo được định nghĩa bởi chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phân tích được 5 yếu tố cơ bản để tìm ý tưởng kinh doanh hoàn hảo:

Số 1: Hiểu khách hàng

Điều này nghe có vẻ xa lạ khi mới bắt đầu khởi nghiệp vì bạn cần phải hiểu khách hàng trước khi có ý tưởng kinh doanh. Câu trả lời thật đơn giản – khách hàng tạo sự phát triển cho doanh nghiệp, và do đó không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh thì không nên cố gắng phát triển ý tưởng quanh những điều bạn nghĩ về khách hàng muốn gì và cần gì mà hãy chỉ ra điều khách hàng thực sự mong muốn.

Các chủ doanh nghiệp cần nhận ra rằng thị trường mục tiêu không phải là cái mà họ đưa ra. Việc sử dụng thời gian và tiền bạc cho một dự án cũng chỉ để nhìn nó thất bại chứ không phải là một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo. Hiểu được nhu cầu của khách hàng tiềm năng và xây dựng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó mới là ý tưởng hoàn hảo.

Số 2: Niềm đam mê

Niềm đam mê ở đây không có nghĩa là trở nên cuồng tín với sản phẩm/dịch vụ mà nó có nghĩa là có sự quan tâm đến những việc bạn làm. Thông thường, bạn sẽ dành 15 đến 18 giờ một ngày làm việc khi mới khởi nghiệp – sử dụng 12 đến 18 tháng đầu tiên (tương đương với 2 năm). Bạn phải không ngừng nghĩ đến những cách để cải thiện và phát triển doanh nghiệp cũng như quảng bá nó tới mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn tiếp tục việc bắt đầu dự án của mình nhưng lại không có niềm đam mê thì bạn cũng không thể thành công được.

Số 3: Điểu đối thủ cạnh tranh

Mọi doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh – trực tiếp và gián tiếp. Thử nghĩ đến rạp chiếu phim. Họ có đối thủ cạnh tranh là các cửa hàng băng đĩa lẻ, là truyền hình gia đình. Họ cũng có đối thủ gián tiếp từ các hoạt động khác mà khách hàng sử dụng tiền của mình vào các sở thích như bowling, paint ball, golf…Và bất cứ điều gì mọi người làm trong thời gian rảnh.

Thêm vào đó, một số đối thủ cạnh tranh còn “ác” hơn khi họ sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ tương tự của bạn nhưng với mức giá thấp hơn để hòng áp đảo bạn, đánh bật bạn ra khỏi thị trường.

Nếu bạn không hiểu đối thủ cạnh tranh thì hãy dành nhiều thời gian vào “cuộc chiến giá cả” khi phát triển kinh doanh.

Số 4: Dòng tiền

Rất nhiều chủ doanh nghiệp bước vào thế giới kinh doanh với những ý tưởng tuyệt vời nhưng lại quá ít hiểu biết về nguồn vốn. Hầu hết họ chỉ biết được số tiền để tạo ra sản phẩm/dịch vụ chứ không hiểu được nguồn vốn mà có ảnh hưởng đến phần còn lại của tổ chức – bao gồm tiếp thị (tốn kém nhưng cực kỳ cần thiết), nhân viên (mức lương), bảo hiểm hoặc các cung ứng dịch vụ như điện thoại, internet, máy tính….Hiểu được tổng dòng tiền sẽ giúp bạn chắc được toàn bộ chi phí (cố định hoặc thay đổi).

Số 5: Bạn

Biết được bạn là ai. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Biết được bạn sẵn sàng và có thể làm gì để thành công là điều rất quan trọng.

Nguồn: Diệu Hạnh - Nguoilanhdao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổ chức sự kiện | Marketing 4U: Tri ân khách hàng - Ra mắt sản phẩm - Roadshow Designed by Templateism.com Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của Bim. Được tạo bởi Blogger.