[NDHMoney] Đúng như dự báo của NDHMoney, CPI tháng 7/2011 đã mất động lực giảm tốc đạt được hai tháng trước đó để tăng tốc trở lại.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 1,17% so với tháng 6/2011, chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm tốc trước đó.
Trong lịch sử các tháng 7 của khoảng 15 năm trở lại đây, CPI tháng này đã soán ngôi của tháng 7/2008, trở thành tháng tăng cao nhất, lần đầu tiên trong năm CPI theo tháng vượt mức tăng của cùng tháng trong năm 2008.
Đây cũng là lần thứ hai CPI thể hiện sự đột biến trong năm nay, sau khi chỉ số giá tiêu dùng không chịu quay đầu giảm tốc tháng sau Tết Nguyên đán.
So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 14,61%; so với cùng kỳ năm trước đã tăng 22,16%. CPI bình quân 7 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 16,89%.
Mọi số liệu CPI hiện tại đều cho thấy việc kiểm soát lạm phát còn rất nhiều thách thức ở phía trước.
Tổng hợp số liệu và tính toán của NDHMoney cho thấy, trong khoảng thời gian từ 13/6-15/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 32 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở (OMO), thấp hơn nhiều so với mức gần 64.589 tỷ đồng ở giai đoạn từ ngày 16/5-10/6. Tuy nhiên, lượng tiền trong lưu thông thực tế đã tăng hơn trong khoảng thời gian gần đây.
CPI qua các tháng đầu năm 2011. Nguồn: GSO |
Theo báo cáo của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp khai mạc ngày 21/7, tổng phương tiện thanh toán đến ngày 20/6 đã tăng 2,45% so với cuối năm 2010; tín dụng tăng 7,13%, khá thấp so với trần cho phép tương ứng là 15-16% và 20%.
Nhưng, điểm đáng quan tâm là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước tính có giảm 0,18% so với cuối năm 2010 nhưng riêng trong tháng 6 lại tăng 2,59% so với tháng trước. Chưa kể dòng tiền từ các ngân hàng không theo kênh tín dụng mà đổ vào các hợp đồng tài trợ vốn dự án, vào các doanh nghiệp con đi ra thị trường.
Trong khi đó, chi phí đẩy tiếp tục gây sức ép lên sản xuất. Theo báo cáo của Chính phủ, lãi suất huy động VND bình quân hiện đang ở mức 15,5%/năm và tăng khoảng 2,9%/năm so với cuối năm 2010 và các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động vốn thông qua việc thoả thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền vượt mức lãi suất trần.
Do đó, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,7%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010; lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7-8,5%/năm đối với trung và dài hạn.
Diễn biến giá cả các nhóm hàng. Nguồn: GSO |
Dữ liệu về xuất nhập khẩu cũng cho thấy, nhiều nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục tăng giá. Dù đã được hạn chế ở chiều tác động của thay đổi tỷ giá, tuy nhiên với chi phí gia tăng nhanh và cầu trong nước thu hẹp trước áp lực lạm phát, tình hình sản xuất của không ít doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Chưa hết lo giá điện có thể sẽ còn tăng, kỳ vọng giảm giá xăng ngày càng xa vời, thì thời điểm dự kiến tăng lương tối thiểu từ 1/10 cũng tạo thêm sức ép đối với các doanh nghiệp, buộc vòng quay sản xuất phải tính toán ngay từ tháng này.
Từ các nguyên nhân mang tính cơ cấu chốt cứng kể trên, diễn biến CPI tháng 7/2011 có tới 8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có CPI tăng trong khoảng xấp xỉ 0,4-0,7%.
Đây cũng là điểm đáng bàn, khi mà các nguyên nhân này rất khó để thay đổi nhanh chóng, mặt bằng giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tiếp tục duy trì mức tăng làng nhàng và gây khó cho nỗ lực giảm lạm phát.
Đáng chú ý khác là CPI bưu chính viễn thông tiếp tục giảm bền vững.
Ngược lại, CPI nhóm thực phẩm tăng tới 3,2% trong tháng 7, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 1,78%. Với quyền số lớn, riêng hai nhóm này đã đóng góp gần 0,9% vào mức tăng chung.
Chỉ giá vàng tăng 0,87% so với tháng trước, chỉ số đô la Mỹ giảm 0,18%.
NDHMoney
* Biển Đảo:
* Văn Hóa - Giáo Dục:
- [TVN] Tỉ lệ tốt nghiệp: Địa phương nào đáng nghi ngờ nhất? Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu rà soát lại xem địa phương nào có "thành tích" đáng nghi ngờ. Có nhiều cách làm để "rà soát". PTT nên cho rà soát luôn nhiều thứ nữa chứ không riêng cái này,... Nghe đại biểu chấm điểm nhiệm kỳ qua
* Kinh Tế - Chính Sách:
- [VEF] Có nên nghi ngại cổ phiếu Petrolimex? [SGTimes] Quanh việc cổ phần hóa Petrolimex
- [VEF] Vốn FDI đột ngột tăng mạnh trong tháng 7 (kinh nghiệm từ khủng hoảng tại Hàn Quốc, Thái Lan,... thì vốn của FDI, và đầu tư gián tiếp rút đi rất nhanh, tăng không có nhiều ý nghĩa cho nền kinh tế nước ta!)
- [SGTimes] XK gạo: Nước sắp tới chân, doanh nghiệp lại... “ngán” nhảy?
- [TN]
- [VEF] Lương CEO ngân hàng 20 tỷ đồng/năm
- [SGTT] Suy thoái kinh tế không ảnh hưởng các tập đoàn lớn
* Tin khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét